Chung sống 22
Ươm Kết nối giữa lòng Mâu thuẫn

Online Summit về Thực trạng và các Phương pháp thực hành nuôi dưỡng kết nối và hóa giải mâu thuẫn tại Việt Nam.

Cơ hội để các nhà thực hành, chuyên gia, tổ chức và cá nhân cùng gặp gỡ và trò chuyện về mâu thuẫn - kết nối, và các phương pháp xây dựng những mối quan hệ và tổ chức hòa bình.

2 ngày
với 13 Phiên Sự kiện
Thảo luận, Chia sẻ, Thực hành, Workshops, Chiếu phim.

NHỮNG ĐIỀU NHÌN THẤY

Đứt gãy xảy ra ở đâu?

“Đứt gãy” hay mâu thuẫn có thể được nhìn thấy dễ dàng ở tầng sự kiện: một cuộc cãi vã, tranh chấp, đánh nhau…

Để hiểu và chuyển hóa những “biểu hiện” của hệ thống, bên dưới sự kiện bất hòa, sẽ có thể là những mô thức hành vi có tính lặp lại của các bên tham gia, những cấu trúc ngầm của hệ thống đó cùng với các mối quan hệ & tương quan quyền lực. Và sâu bên dưới là các hệ niềm tin, giá trị và giả định của chúng ta.

Nhìn nhận quá trình “chung sống” và hóa giải mâu thuẫn, nuôi dưỡng tương quan không thể đạt thành trọn vẹn chỉ bởi nổ lực cá nhân, trên những sự kiện bề mặt và riêng lẻ.

Chung Sống 22 ra đời để mang các thực hành này để xem xét ở chiều kích Tổ chức, Hệ thống và Cộng đồng, mời gọi những người quan tâm và đang nổ lực cùng góp tiếng chung và cùng chia hiểu biết.

“Whatever the problem, community is the answer"
***
Dù vấn đề là gì, cộng đồng sẽ là lời giải”

Chương trình có thể sẽ phù hợp với bạn, nếu bạn:

  • Sẵn lòng nhìn những người xung quanh mình như những con người toàn diện: họ có quá khứ, có suy nghĩ và cảm xúc, có nỗi sợ và ước mong. Họ không chỉ là những con số – dù đó là số lần họ làm bạn vui, số doanh thu họ mang về, số điểm họ đạt được,
  • Sẵn sàng đầu tư thời gian để nuôi dưỡng một môi trường sống chung, làm chung bền vững, nơi mỗi người được tự chủ và tự tin phát huy hết tiềm năng của họ, thay vì luôn sợ trách nhiệm, nơi mọi người hỗ trợ nhau, thay vì nghĩ ngắn và chỉ nghĩ cho mình.
  • Tin rằng mâu thuẫn là cơ hội để một người, một mối quan hệ, một tập thể được phát triển và cứng cáp hơn.

Hay bạn là:

  • Nhóm #1: ngành nghề cần làm việc nhóm mỗi ngày: công tác xã hội, nhân sự, quản lý dự án, y tế, marketing quảng cáo,
  • Nhóm #2:  Bạn quan tâm đến các vấn đề trong gia đình, đa thế hệ, vợ chồng, họ hàng
  • Nhóm #3: Bạn đang ở trong môi trường Sư phạm – trường học, là các thầy cô giáo, tham vấn học đường, cán bộ quản lý trường học,…

Bạn có thể tìm thấy gì ở Chung sống 22?

Ươm Kết nối giữa lòng Mâu thuẫn.

Trí tuệ tập thể và Sự hiểu mới

Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm và mời gọi sự đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm tập thể, các sự kiện trong chương trình hướng đến việc mở rộng tư duy và nhận biết từ vấn đề cá nhân -nhóm đến gốc nhìn hệ thống, từ bề mặt sự kiện đến cùng nhau tìm kiếm insight mới mẻ, có thể khó tìm gặp trong những suy tư riêng lẻ. 

Phương pháp

Các phương pháp như Công lý Phục hồi, Vòng tròn, Art of Hosting, Hòa giải,… sẽ là các phương pháp được giới thiệu trong các chương trình ở dạng lý thuyết và workshop thực hành trải nghiệm.

Case study - Chuyện thật

Các câu chuyện thực tế được mang đến ở định dạng phim ảnh, câu chuyện chia sẻ từ khách mời trong và ngoài nước.

Nguồn lực thay đổi

Kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, Kết nối với các chuyên gia và dự án đang hoạt động, sẵn sàng cho những thay đổi mà cá nhân và cộng đồng kiến tạo trong tương lai.

Lịch trình

CHUYÊN GIA, DIỄN GIẢ VÀ KHÁCH MỜI

Ts. Đặng Hoàng Giang, Chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Anh là tác giả của các quyển sách Đại Dương Đen, Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ,… Anh cũng là người sáng lập Đường dây nóng Ngày maiVườn Xả Buôn Ma Thuột – một không gian chữa lành gần gũi với thiên nhiên.

Đọc thêm các bài viết của anh.

Vỹ hiện tại đang điều phối Dự án Trường học Hạnh phúc (Happy Schools) tại Việt Nam, trực thuộc Học viện Eurasia (ELI- Eurasia Learning Institute) do Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ sáng lập và dẫn dắt. Học viện Eurasia hướng tới việc hỗ trợ cá nhân và tổ chức ứng dụng Tổng Hạnh Phúc Quốc Dân (Gross National Happiness) vào đời sống và công việc hằng ngày, lấy sự chuyển hóa cá nhân làm nền tảng cho những cải tiến xã hội. Dự án Trường học Hạnh phúc là một chương trình đào tạo và tư vấn cho các nhà quản lý giáo dục và giáo viên trong hệ thống giáo dục công, trước hết để tự chuyển hóa, xây dựng hạnh phúc cho bản thân, sau đó tích hợp các Kĩ năng hạnh phúc vào chương trình giáo dục cho trẻ, vào văn hóa nhà trường, đồng kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục hướng đến hạnh phúc. Dự án vừa kết thúc giai đoạn thí điểm 4 năm tại 9 trường (từ tiểu học đến THPT) tại Huế, và sẽ tiếp tục mở rộng tại Ba Đình, Hà Nội trong 3 năm tiếp theo.

Về ELI

Link đến trailer Trường học Hạnh phúc

Vỹ Linkedin: 

Trang là một thành viên nòng cốt của Knowmads Hanoi từ ngày đầu thành lập năm 2013, và người đồng hành trong cộng đồng Art of Hosting Việt Nam từ 2016. 2018, Trang tốt nghiệp Thạc sĩ về Lãnh đạo Chiến lược hướng tới Bền vững ở Thụy Điển, và sau đó dành phần lớn thời gian làm việc cùng những nhà máy, công ty, tổ chức để thúc đẩy trí tuệ tập thể và kiến tạo môi trường đồng đẳng nơi cá nhân được hiện diện trọn vẹn khi đóng góp vào mục đích chung. Trang còn đang học làm thợ may và làm một người tốt.

Trần Thu Thắm đang hoàn tất chương trình Thạc sỹ Phát triển Xã hội Liên ngành Ateneo de Manila University (Philippines) và Thạc sỹ Giáo dục Hòa bình tại University for Peace (Costa Rica). 

Lĩnh vực Thắm quan tâm là kết nối nguồn lực góp phần giải quyết bất bình đẳng, chuyển hoá bạo lực trong giáo dục, và ứng dụng nghệ thật biểu đạt trong giáo dục hoà ái theo nhu cầu của từng nhóm cộng đồng cụ thể.

Giống như làm vườn cần vỡ đất, hai năm sống trong lòng UPEACE đã đưa mình đi qua một hành trình dài và quý giá của sự “tự vỡ” khi lần lượt nhận ra và phá vỡ từng khuôn mẫu nhận thức cũ về thế giới. Tất cả những sự vỡ ra ấy mang đến cho mình niềm cảm hứng trong lành của sự mộc mạc và chân thành khi được là chính mình và tôn trọng sự đa dạng của cuộc sống.
Đó cũng là lúc mình nhận ra niềm vui trong sáng của sự học, khi ai cũng là người dạy, ai cũng là người học; khi sự học (chứ không phải nghe lời) được đặt ở trung tâm; đó cũng là lúc mình nhận ra sự học không chỉ có ở trang sách, giảng đường hay người giảng. Sự học chính là sự sống. Và mình chọn là một người săn sóc cho sự học rộng mở và hoà an. “If you want peace, work for peace”

Joe is the  co-founder of Circle Ways (2017), Council In Schools (2005), and the Palms Council Project (1992).  A public school teacher for 24 years and educator trainer for Los Angeles Unified School District  for seven years,  Joe is also a licensed Marriage and Family Therapist and an elder of The Ojai Foundation. He has practiced circle ways in the classroom since 1986 and has been a Council Trainer for The Ojai Foundation since 1994, providing trainings for educators, therapists, and business people nationally and internationally. He is the author of stories, training curricula, lesson plans on circle ways in schools, and the forthcoming book Circle Ways: Pedagogy in the Round.

An Interview with Circle Ways founder, Joe Provisor for educators at The Woodland Glade, Darlington, South Devon, UK on April 17, 2021: https://vimeo.com/551614254 

Learn more about Joe’s work at: https://www.circleways.org/ 

Khuyên tốt nghiệp thạc sĩ Phát Triển Quốc Tế và hoàn thành chứng chỉ Phục Hồi Quan Hệ & Hòa Giải tại Ireland. Cô hoàn tất các chương trình đào tạo chuyên sâu về Giao Tiếp Trắc Ẩn quốc tế. Kết hợp với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo, khai vấn nghề nghiệp và điều hành, cô chia sẻ:

“Sâu thẳm bên trong con người & tổ chức là những nhu cầu đẹp đẽ và chính đáng.

Hiện thực hóa các nhu cầu này là nền tảng của sự triển nở và phát triển xã hội.  Tôi nỗ lực gia tăng sự thấu hiểu nhu cầu, hợp tác và hiệu quả ở quy mô tổ chức và xã hội thông qua các dự án đào tạo và khai vấn khác nhau nhằm xây dựng một xã hội hạnh phúc và trắc ẩn hơn”

Xem thêm về Giao tiếp Trắc ẩn.

Nam Taro là co-founder của Mạng Lưới Tròn Lành Việt Nam – môt mạng lưới nuôi dưỡng những không gian giao tiếp theo phương pháp vòng tròn hỗ trợ sự hàn gắn từ bên trong và tạo nên những kết nối lành mạnh, cởi mở và bao trùm từ bên ngoài. Nam cùng các thành viên Mạng Lưới hướng đến xây dưng một cộng đồng thực hành viên điều phối vòng tròn có trách nhiệm, liên tục học hỏi và tương trợ nhau cùng góp sức lan tỏa không gian vòng tròn đến các cộng đồng và tổ chức trên khắp Việt Nam. Nam tốt nghiệp Thạc Sĩ Khoa Học về Nghiên Cứu Tổ Chức từ ĐH Tilburg (Hà Lan) và đã có 9 năm tạo không gian đối thoại, kết nối và đổi mới cho các tổ chức giáo dục để phát triển năng lưc trao quyền và đồng kiến tạo ở Nhật Bản, Hà Lan và Việt Nam. Trong đó, Nam có 4 năm làm điều phối viên toàn thời gian cho tập đoàn giáo dục Kumon tại Osaka cho các vòng tròn tương tác liên văn hóa với thành viên tham gia đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nam hiện đang là một trong những giảng viên của khóa Holding Space Foundation và điều phối viên được chứng nhận bởi The Centre for Holding Space. Nam đông thời cũng đang là cộng tác viên điều phối cho các vòng tròn cộng đồng quốc tế tại The Circle Way.

Kết nối với Nam.

Khang có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với thanh thiếu niên, các đại gia đình và cộng đồng nông nghiệp bền vững trong và ngoài nước. Cô hoàn tất chứng nhận Hòa Giải & Giải Quyết Mâu Thuẫn được công nhận bởi Tòa án thượng tố bang California, Hoa Kỳ. Là một điều phối viên, Khang phát triển và vận hành các chương trình giáo dục hỗ trợ đồng đẳng & đối thoại cộng đồng cùng các tổ chức: Circle Ways, Healing Circle Global, Community CoLab & Learning Communities Network. Tại Việt Nam, Khang duy trì các hoạt động cộng đồng nhằm lan tỏa năng lực hòa giải đến với mỗi cá nhân và tập thể. Cô chủ trương nuôi dưỡng các nhóm thực hành sâu về giao tiếp bất bạo lực, phương pháp vòng tròn và công lý phục hồi, nhằm tạo điều kiện cho các thay đổi bền vững từ bên trong.

Về Giao tiếp Trắc ẩn.

Bà Nguyễn Thị Bích Tâm là Thạc sỹ về Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ. Bà là đồng sáng lập và phó giám đốc Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM). Bà Bích Tâm có 17 năm kinh nghiệm tập huấn, tư vấn và quản lý các dự án tín dụng, y tế, xây dựng cơ bản, hỗ trợ doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Cùng với các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường – iSEE, bà Bích Tâm đã đồng hành cùng Mạng lưới Tiên Phong từ những ngày đầu tiên, nhóm thuộc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam được thành lập năm 2015, gắn kết hơn 17 dân tộc trên 20 tỉnh thành khác nhau với mục đích: Cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo tồn và phát huy tri thức bản địa, tham gia vận động chính sách và lan tỏa đến xã hội nhằm tạo ra sự hiểu biết đúng đắn về người DTTS, truyền cảm hứng về tinh thần: Tự hào – Tự tin – Tự chủ.  

Anh Nguyễn Thanh Lâm nhà huấn luyện được chứng nhận theo phương pháp Học Hành động (Action Learning) từ Viện Học Hành động Quốc tế WIAL (World Institute of Action Learning), phương pháp Kỹ nghệ của Sự tham gia (Technology of Participation) từ Viện Công tác Văn Hoá Đài Loan (Institute of Cultural Affairs Taiwan), và phương pháp Khai vấn Lãnh đạo từ tổ chức Leaders Create Leaders. Anh có trên 9 năm kinh nghiệm trong việc quản lý & phát triển bộ phận đào tạo cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong nhiều lĩnh vực gồm công nghệ, bán lẻ, bất động sản, vận tải, điện máy,  … Anh hiện là chủ tịch của Liên hiệp Điều phối viên Quốc tế – Chi nhánh Việt Nam (International Association of Facilitators – Vietnam Chapter), và đã tiên phong mang văn hoá đối thoại vào nhiều tổ chức như GO!Hypermarket, NOVA Group, Ariston, Moshav Farm, v.v., thông qua các chương trình đào tạo và gắn kết nhân viên, các hoạt động xây dựng tầm nhìn, chiến lược và quản lý sự thay đổi cùng cấp lãnh đạo, …

Mai Ly Tran gắn bó trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Người điều phối vòng tròn, Cộng tác viên Đường dây nóng Ngày mai – Đường dây nóng hỗ trợ người trầm cảm. Cô là đồng sáng lập của Sống Thiền (Living Zen), người thực hành và hướng dẫn về chánh niệm, và các kỹ năng tự chăm sóc bản thân (self-care), và chăm sóc trong nhóm (social support) cho một số nhóm người dễ tổn thương trong xã hội: Bệnh nhân ung thư, Nhân viên công tác xã hội HIV / AIDS, thanh thiếu niên có nguy cơ (Youth at risk)… Cô kiến tạo các vòng tròn chữa lành, đối thoại và hội thảo về các chủ đề bao gồm Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, các giai đoạn chuyển giao trong cuộc sống (mất đi người thân,…). Sau hai năm điều hành các dự án sức khỏe tâm thần đơn lẻ, cô đồng sáng lập mạng lưới Tròn lành, với mong muốn đồng hành cùng nhau, nuôi dưỡng những không gian giao tiếp theo phương pháp vòng tròn. Ly cùng các thành viên Mạng Lưới hướng đến xây dưng một cộng đồng thực hành viên điều phối vòng tròn có trách nhiệm, liên tục học hỏi và tương trợ nhau cùng góp sức lan tỏa không gian vòng tròn đến các cộng đồng và tổ chức trên khắp Việt Nam.

Là chuyên gia nghiên cứu, người thực hành giáo dục quyền con người và phát triển dựa trên quyền ở Việt Nam. Chị làm việc như một tư vấn độc lập cho nhiều tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam trong các dự án xây dựng và nâng cao năng lực thực hành quyền, bao gồm việc nghiên cứu và hướng dẫn cách thức làm việc với các cơ chế về quyền của Liên Hợp Quốc, xây dựng cộng đồng và giáo dục quyền con người. Chị cũng là đồng tác giả cuốn Giới thiệu Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (NXB Hồng Đức, 2012) và một số ấn phẩm khác.

Chị Nghiêm Hoa là cử nhân Khoa học Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002) và nhận học bổng Fulbright (2007 – 2009) bậc Thạc sỹ về Phát triển Bền vững Quốc tế tại Đại học Brandeis. Hiện chị là một trong những điều phối viên của Không gian nhân quyền (HRS).

Mình hiện là co-founder của Mạng lưới Tròn lành Việt Nam – một mạng lưới nuôi dưỡng những không gian giao tiếp theo phương pháp vòng tròn hỗ trợ sự hàn gắn từ bên trong và tạo nên những kết nối lành mạnh, cởi mở, và bao trùm từ bên ngoài. Mối quan tâm của mình xoay quanh việc thiết kế và xây dựng các tổ chức phi tập trung (decentralized organization), các đội nhóm làm việc theo hướng tự chủ tự quản, nuôi dưỡng cộng đồng và mạng lưới (community weaving). Bên cạnh đó, trong 2 năm qua, mình đào sâu, tìm hiểu và ứng dụng các phương pháp hỗ trợ con người tự chữa lành và phát triển tiềm năng của bản thân như chánh niệm, biểu đạt nghệ thuật (thơ, chuyển động, viết, vẽ), kết nối với thiên nhiên, và vòng tròn.

“Xung đột xảy ra là bởi có những cuộc nói chuyện cần được diễn ra thì đã không thể diễn ra hoặc diễn ra không đúng cách” Không nhớ ai đã nói với mình câu đó, nhưng nó rất ngấm với mình. Hiện tại Huân đang là người điều phối đối thoại. Cuộc đối thoại diễn ra khi ít nhất có 2 bên trở nên cùng tham gia để trao đổi đạt được một tiếng nói chung. Có khi Huân điều phối cho người lao động và người sử dụng lao động thảo luận về các chế độ chính sách của công ty, có khi lại điều phối một buổi lên chiến lược của một nhóm quản lý, có khi lại điều phối các nhóm cộng đồng cùng thảo luận về việc sử dụng một không gian công cộng của thành phố… Chủ đề và đối tượng thì đa dạng, mà đặc điểm chung vẫn là làm thế nào mọi người nói ra điều cần nói, hiểu được quan điểm của các bên và đi tới giải pháp mà là kết quả của sự tham gia tất cả các bên. 

Mỗi lần làm việc là mỗi lần mình lại thấy mình được thực hành để trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình. Hành trình tự phát triển không ngừng đưa anh đi từ một trainer đến một facilitator/host và hiện tại thì chưa biết có thể trở thành một người nông dân hay không.

Anh Huân là một trong các thành viên Knowmads Hà Nội, và BTC của Art of Hosting Việt Nam. 

Xem thêm: Knowmads HNAoH VN.

Cô Tường là Tiến sỹ Tâm lý học – Giảng viên Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Với cô, giáo dục con cái là sứ mệnh quan trọng nhất của cuộc đời, và gia đình với cô là điều quan trọng nhất. Các hướng nghiên cứu chính của cô bao gồm Tâm lý học tích cực, Tâm lý học phát triển và Tâm lý học trường học. Từ năm 2015, cô đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ đạt giải thưởng, như các đề tài “Phát triển kỹ năng cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học” (2015-2017), “Giáo dục sự quan tâm cho học sinh tiểu học” (2015-2017), “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong môi trường giáo dục chuyên biệt khu vực miền Trung” (2016), “Năng lực cảm xúc-xã hội và mối quan hệ của nó với sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên Việt Nam” (2018-2020), …

“Nếu con người khoẻ mạnh, bình an, họ sẽ cống hiến. Nếu bị tổn thương, họ sẽ gây hại.” – lời trích dẫn của J.P.Miller đã mở đầu Đề tài “Giáo dục sự quan tâm cho học sinh tiểu học” của Đại học Huế. Đề tài đã giúp tăng nhận thức về vai trò và tác động của sự quan tâm, đồng thời giúp đề xuất các biện pháp hiệu quả giúp trẻ biết cách tự quan tâm đến mình, nhận sự quan tâm từ người khác, và mở rộng sự quan tâm ra bên ngoài.

Một sốnghiêncứu của cô: [1] [2] [3]

Chị Thanh Tâm tự gọi mình là người thực hành, và những lĩnh vực và thực hành mà chị đang theo đuổi hành bao gồm Chánh niệm (mindfulness), Thiết kế đào tạo (ID – instructional design), phương pháp điều phối vòng tròn, hỏi điều mình cần/trao điều mình có (ask for what you need/ offer what you can), thực hành nhìn lại (Retrospective), Giao tiếp Trắc ẩn (NVC). Song song đó, chị vẫn đang tìm tòi và nghiên cứu về Thu hoạch và điều phối thu hoạch bằng nghệ thuật thị giác (visual harvesting/ facilitation), kịch ứng tác, múa đương đại.

Và Tâm muốn mang tất cả các thực hành này vào tổ chức mà mình đang làm việc, mở rộng, truyền cảm hứng thực hành cho những người xung quanh. 

Mình hiện tại đang làm công việc quản lý dự án ở Officience. Trong thời gian mô hình tổ chức thay đổi và trở nên linh hoạt hơn, và đặc biệt là trong 3 năm Covid, mình có nhiều trăn trở và suy tư về mối quan hệ của những cá nhân trong tổ chức, về việc đối diện với mâu thuẫn, về hành trình phát triển bản thân, về ý nghĩa của cuộc sống. Tâm đã tìm hiểu, học và thực hành về các phương pháp thảo luận và điều phối vòng tròn, thực hành lắng nghe sâu, neo giữ và tạo không gian an toàn để mọi người có thể thoải mái nói chuyện với nhau. Mình tin rằng, với ngọn lửa nhiệt huyết trong công việc, thái độ lạc quan tích cực sẽ là động lực, niềm tin để mọi người kết nối với nhau tốt hơn.

Download tài liệu về Dự án

Dành cho bạn muốn tìm hiểu thêm về nền tảng lý thuyết, cách tiếp cận và các thông tin về chương trình

Peace Building Wheel (English)

Trong quá trình thiết kế dự án, Ban Chuyên môn Chương trình tìm và nhận thấy sự tương hợp của mô hình BÁNH XE XÂY DỰNG HÒA BÌNH – PEACE BUILDING WHEEL từ Tiến sĩ Jayne S. Docherty có thể định vị và cung cấp cái nhìn tổng quan về các hoạt động xây dựng hòa bình, từ cá nhân đến cộng đồng.
Giống như la bàn để thực hành và kết nối nguồn lực, Bánh xe và các nội dung đi kèm mà nhóm tác giả phát triển có thể giúp bạn biết công tác của mình, bạn bè, cộng sự có đang nằm chung trong một nỗ lực lớn hơn để hướng xã hội về hướng hòa hợp, bình an.

Tổng quan chương trình

Nếu bạn có mong muốn nhìn tổng quan kế hoạch thực hiện, và các đề nghị đồng hành từ chương trình, hoặc có mong muốn giúp chương trình lan tỏa đến các cá nhân và đơn vị khác, Proposal trên là 1 tài liệu ngắn và chung sẵn sàng để được gửi đi.

Để mang đến cái nhìn thống nhất, hệ thống về Xây dựng Hòa Bình, Tiến sĩ Jayne S. Docherty đã đưa ra mô hình Bánh xe Hòa bình. Bánh xe giới thiệu 3 lĩnh vực trọng yếu trong hoạt động hòa bình, bao gồm 

(1) Công lý và Chữa lành – Justice & Healing

(2) Ngăn ngừa bạo lực và Chuyển hóa mâu thuẫn – Violence Prevent, Conflict Response & Transformation

(3) Thay đổi và Phát triển Thể chế và Cấu trúc –  Institutional & Structural Change & Development. Mỗi lĩnh vực đi kèm các mảng hoạt động & các công việc cụ thể, giúp trả lời câu hỏi: Làm cách nào để chúng ta – với những nỗ lực cá nhân và tổ chức – cùng thúc đẩy Hòa Bình trong một chuyển động xã hội không ngừng?

Bánh xe Xây dựng Hòa bình

Tình nguyện và Đồng hành

Tưới nước - Mong người làm vườn vững sức Góp sức - Ra đồng vui - cực cùng nhau!

Đăng kí làm tình nguyện viên

Tham gia làm tình nguyện viên kỹ thuật, tổ chức, truyền thông, nội dung của chương trình.

Ủng hộ tài chính

TECHCOMBANK
LE PHUONG LAN
19037680610012
Ghi chú: Tên SĐT CS2022 Donggop

Mức đóng góp mặc định trên QR Code: 100k (Bạn có thể tùy chỉnh theo mong muốn cá nhân

 

Về Chung Sống

Chung Sống là một dự án cộng đồng được khởi xướng bởi NEED VIỆT NAM – NHÓM GIAO TIẾP TRẮC ẨN, nhằm tập hợp và khơi dậy dòng chảy và sự kết nối trong cộng đồng ở Việt Nam với các thực hành xây dựng Hòa Bình đã và đang có ở Thế giới và trong nước. Dự án cũng nằm trong thời điểm chào mừng ngày Hòa Bình Quốc tế 21/09 hàng năm.

Chúng tôi mong muốn Chung Sống  tài sản cộng đồng và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Toàn bộ nguồn thu của Dự án từ đóng góp cộng đồng, các tổ chức – doanh nghiệp và quỹ sẽ được chi trả cho đội ngũ nhân sự tổ chức, các khách mời và điều phối viên, các chi phí thiết yếu khác trong khuôn khổ Chung Sống 2022 và các sự kiện tiếp nối hướng đến cộng đồng sau Summit.

BAN TỔ CHỨC CHUNG SỐNG 2022: 

NEED – COMPASSIONATE COMMUNICATION VIETNAM
Nhóm Điều phối Giao tiếp Trắc ẩn

Đồng hành Cộng đồng

Nếu bạn cần sự đồng hành để tham gia chương trình.

Trong trường hợp bạn là một cá nhân có mong muốn tham gia Summit nhưng chưa có điều kiện đóng góp tài chính trong thời điểm này, bạn có thể cân nhắc:

  • Trở thành Tình nguyện viên để góp sức và tham gia một số sự kiện miễn phí;
  • Chia nhỏ số lần chi trả hoặc đề nghị mức phí mà bạn cảm thấy phù hợp, trong trường hợp này Ban Tổ chức sẽ cân nhắc trong phạm vi nguồn lực hiện có của dự án để phản hồi về đề xuất của bạn trong 3 – 7 ngày. Thông thường, các trả sau trong vòng 1 tháng là khả dĩ cho chúng tôi. Bạn cũng có thể nghĩ đến phương án đề nghị sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, tổ chức của mình.

Chúng tôi hiểu rằng việc đề nghị sự giúp đỡ là một việc đôi lúc thật sự khó khăn, chúng tôi hy vọng rằng những trao đổi thông tin về nhu cầu – nguồn lực, và sự cho – nhận vô tư sẽ làm dòng chảy giá trị luân chuyển trong cộng đồng những khởi sự có phần thách thức như điều chúng ta đang cùng tiếp cận.

Đội ngũ thực hiện Dự án

Beol

Thiết kế

Dũng

Hỗ trợ kỹ thuật

May L.

Sản xuất Dự án

Khuyên Ng.

Chuyên môn

Trang

Chuyên môn

Khang Ng.

Nội dung

Đoàn Phương Thảo

TNV Vận hành

Hiếu Phan

TNV Chuyên môn

Kiều Oanh

TNV Nội dung

Hoàng Yến

TNV Nội dung

Phụng Trần

TNV Thiết kế

Sơn Hà

TNV Chuyên môn & Vận hành

Ái Trinh

TNV Vận hành

Xuân

Thu hoạch Hình ảnh

Sang Sang

TNV Vận hành

Nhật

TNV Vận hành – Nội dung

Đặng Hoàng Nam

TNV Vận hành

Nguyễn Minh Châu (Chou)

TNV Vận hành

Kẹo

TNV Nội dung

Việt Hải

TNV Nội dung